1. ĐỂ MỘT DOANH NGHIỆP ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG CẦN NHỮNG GÌ ?
Nếu bạn lần đầu thành lập doanh nghiệp thì những điều dưới đây sẽ giúp bạn kha khá trong khoản thời gian vất vả này. Quan trọng hơn cả nếu bạn không nắm rõ những thứ thiết yếu thì việc “BỎ” ra một khoản tiền lớn cho sai lầm của mình là điều không thể tránh khỏi.
- Nộp tờ khai thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh
- Con dấu công ty bắt buộc phải được đăng công bố với Sở Kế Hoạch và Đầu Tư mới có thể lập tài khoản ngân hàng của công ty
- Tài khoản ngân hàng để phục vụ nộp thuế Môn bài, thuế GTGT hàng quý, thuế TNDN mỗi năm
- Hóa đơn giá trị gia tăng được đăng ký với cơ quan thuế và được cơ quan thuế chấp thuận
- Chữ ký số điện tử là hình thức thay cho chữ ký của giám đốc, đại diện pháp luật để có thể nộp tờ khai hàng quý, nộp tiền thuế, ký hóa đơn điện tử,….
2. CÁC LOẠI THUẾ PHẢI ĐÓNG TRONG MỘT NĂM VÀ CÁCH TÍNH:
- Thuế Môn bài được hiểu đơn giản tiền thuế dựa trên Vốn điều lệ mà công ty đăng ký. Thời hạn nộp thuế từ 1/1 đến 30/1 hàng năm. Được chia làm 3 mức:
+ Vốn điều lệ trên 10 tỷ: 3.000.000đ và chỉ còn là 1.500.000đ nếu thành lập từ 01/07 – 31/12
+ Vốn điều lệ dưới 10 tỷ: 2.000.0000đ và chỉ còn là 1.000.000đ nếu thành lập từ 01/07 – 31/12
+ Chi nhánh, văn phòng đại diện: 1.000.000đ và chỉ còn là 500.000đ nếu thành lập từ 01/07 – 31/12
Tuy nhiên, kể từ 24/02/2020 nhằm kích thích các doanh nghiệp mới thành lập, nhà nước ta đã cho miễn Thuế môn bài của doanh nghiệp năm đầu thành lập và miễn 3 năm đối với doanh nghiệp thành lập chuyển từ hộ kinh doanh
- Thuế Giá trị gia tăng phải đóng hàng quý hạn nộp sau 30 ngày mỗi quý (tháng 1,4,7,10) :
Công thức: Tiền thuế GTGT phải đóng = (Giá trị hàng hóa, dịch vụ đầu ra – Giá trị hàng hóa dịch vụ đầu vào) X 10%
Nếu > 0 thì phải đóng đúng bằng số tiền đó, nếu < 0 thì đó là số tiền thuế được khấu trừ chuyển kì sau.
- Thuế Thu nhập doanh nghiệp là tiền thuế sau khi xác định lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản chi phí.
Công thức: Tiền thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế X 20%
3. TRỄ TỜ KHAI VÀ CHẬM NỘP THUẾ BỊ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?
– Trễ tờ khai Môn bài, tờ khai GTGT, tờ khai Thu nhập cá nhân
Mức 1: Từ 1 đến 10 ngày phạt 700.000đ
Mức 2: Từ 11 đến 20 ngày phạt 1.400.000đ
Mức 3: Từ 21 đến 30 ngày phạt 2.100.000đ
Mức 4: Từ 31 đến 40 ngày phạt 2.800.000đ
Mức 5: Từ 41 đến 90 ngày phạt 3.500.000đ
– Trễn Tờ khai Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn:
Mức 1: Từ 1 đến 10 ngày phạt cảnh cáo
Mức 2: Từ sau ngày thứ 10 phạt 2.000.000đ – 4.000.000đ
Mức 3: Không nộp tờ khai phạt 4.000.000đ – 8.000.000đ